Theo Dân trí
Trong làn khói hương vừa thanh tao, vừa trang nghiêm và ấm cúng, Nhà nghiên cứu Tâm Linh Lê Thái Bình Giám đốc Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt thuộc Viện nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người chia sẻ về những mối cơ duyên đặc biệt đã dẫn dắt ông trên con đường phát triển sản phẩm tâm linh riêng cho người Việt.
Đó là hành trình chứa đựng những ẩn tích tín ngưỡng, những pháp dược bí truyền được kế thừa từ Thời Trần – Triều đại hoàng kim nhất trong lịch sử Việt Nam.
Là người nghiên cứu văn hoá tâm linh Ông có thể chia sẻ về văn hoá thưởng hương và tín ngưỡng dụng hương của người Việt?
Tại Việt Nam, văn hóa thưởng hương, nghệ thuật xông hương đã có từ rất lâu đời. Nói đến văn hoá thưởng hưởng thì chính là nói đến Lịch sử văn hóa tâm linh & hương đạo của cha ông.
Người Việt mình từ thượng cổ đã sử dụng các linh mộc, pháp dược quý để xông hương tịnh hóa pháp đàn trong các nghi thức tâm linh, hoặc trong tu tập thiền định. Đây là những dược liệu mang mộc tính thuần dương, rất tốt cho sức khỏe, an định tinh thần, cân bằng năng lượng âm dương, giải trừ tà khí, âm khí.
Bởi các dược liệu này vô cùng quý hiếm và được bảo mật kĩ lưỡng, chỉ có các bậc vua chúa hoàng tộc, các cao tăng đại sư mới được sử dụng không thịnh hành trong đại chúng.
Về sau này, văn hóa thưởng hương và các bí pháp chế luyện linh mộc của cha ông cũng dần mai một, hoặc bị biến tấu thành các hình tướng khác nhau. Càng ngày, các mộc hương quý bị thay thế bởi các loài thảo mộc giản đơn, lại pha tạp thêm hương liệu, hóa chất tạo mùi, nâng tầm giá trị để đưa vào trong đời sống.
Vậy liệu những sản phẩm có hoá chất đó có ảnh hưởng tới sức khoẻ hay làm mất đi giá trị văn hoá tâm linh vô hình?
Tôi nghĩ bất kỳ sản phẩm chứa hoá chất nào không ít thì nhiều đều có ảnh hưởng tới sức khoẻ. Gần 20 năm nghiên cứu, giảng huấn thiền, xuất phát từ cảm nhận của chính bản thân tôi ngày xưa mỗi lần thực hành thiền tập, thường xuyên phải tiếp xúc với mùi khói của hương đốt, hương trầm, rồi những loài thảo mộc pha tạp chất khiến mắt tôi lúc nào cũng nhòe nhoẹt, cay xè. Không chỉ tôi mà các Thầy, các học viên, các Phật tử đều rất khó chịu, mỗi lần thực hành thiền định, Phật pháp vừa phải bịt mũi, nhắm mắt, mất hết sự thành kính linh thiêng.
Hơn nữa, trong tín ngưỡng thờ cúng người ta thường nói: Hương – hoa – đăng – trà – quả – thực. Hương là thức thưởng đầu tiên dâng lên Phật Thánh. Phật Thánh có thưởng là thưởng hương, khói hương hoá chất mình còn không chịu được sao Phật Thánh thưởng được. Cho nên giá trị tâm linh của khói hương hoá chất không thể so sánh với khói hương linh mộc thuần tuý.
Từ một Thiền sư, cơ duyên nào đã thôi thúc ông sáng lập lên thương hiệu Trầm Hương Thiền Việt?
Tôi có dịp được các Thầy của mình – những hậu duệ cuối cùng của nhà Trần chỉ bảo, truyền đạt và giúp kế thừa những tinh hoa đã thất truyền của hương đạo xưa. Đó là các công thức, cách chế luyện pháp dược quý chuyên dùng trong đàn pháp mà bậc Vua Chúa trong hoàng cung thường dùng.
Bản thân Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông khi xuất gia cũng mang theo công thức chế luyện những bài thuốc xông đốt tạo hương từ hoàng cung đến chốn Thiền Môn dạy cho các sư cúng dường chư Phật, để thanh tịnh Pháp đàn, rồi truyền lại cho các hậu duệ đời sau.
Giá trị văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của người Việt đáng quý đến như vậy, nên lại càng thôi thúc tôi phải kế thừa – phát triển những tinh hoa mà bậc cha ông truyền lại. Tôi nhận ra rằng sứ mệnh của mình chính là gây dựng lại những nguồn dược liệu quý đã và đang bị mai một, đồng thời đưa vào cộng đồng những sản phẩm tâm linh sạch – thuần khiết của riêng người Việt, dân ta xứng đáng được thừa hưởng những gì thế hệ trước đã cất công vun đắp. Đó là lý do Trầm Hương Thiền Việt ra đời.
Từ những điều được truyền dạy lại, ông đã làm thế nào để hiện thực hoá được sứ mệnh của mình và đưa Trầm Hương Thiền Việt phát triển như ngày hôm nay?
Các bậc ông cha chỉ truyền lại những kiến thức, quan trọng là sự vận dụng và nghiên cứu một cách nghiêm túc. Tôi đã tìm hiểu và lên đường sang tận Vương quốc Butan, Ấn Độ, Tây Tạng – Nơi gốc rễ, cái nôi của nền văn hóa tâm linh thế giới. Tôi được tận mắt nhìn thấy, được dùng tay chạm vào, dùng cái tâm của mình để cảm nhận những làn khói hương thanh tịnh đưa chính mình vào trạng thái định tâm.
Cũng từ đây tôi mới biết, Nhật Bản ngoài trà đạo, kiếm đạo, thì nghệ thuật hương đạo là niềm tự hào văn hóa của họ, nhưng mấy ai biết rằng, đến 80% thành phần hương liệu họ phải nhập từ Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có trầm hương – kỳ nam vô cùng quý báu của nước ta. Tôi tin rằng mình hoàn toàn có thể phục vụ văn hóa tín ngưỡng dân tộc bằng những dược liệu quý được trồng ngay tại quê hương của người Việt.
Sau khi học hỏi tìm tòi và được các Thầy trong Mật Viện hướng dẫn theo công thức Bí truyền Tây Tạng Cổ, tôi liên tục thử nghiệm, bào chế mộc hương từ linh mộc Tây Tạng được các Lạt Ma gia trì, kết hợp với những pháp dược quý tại Việt Nam. Cuối cùng, tôi đã kế thừa – phát triển và chế luyện ra được một sản phẩm tâm linh vừa đảm bảo yếu tố thanh tẩy và tịnh hóa hiệu quả, vừa an toàn cho sức khỏe. Tôi đặt tên sản phẩm đó là Bột Ngũ Linh Thần Mộc.
Bột Ngũ Linh Thần Mộc ra đời, cùng với Trầm Hương Thiền Việtchính là hoài bão của tôi, đưa sản phẩm văn hóa – tâm linh sạch vào đời sống của người Việt, thay thế những thứ hương hóa chất không rõ nguồn gốc đang rình rập gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng. Quan trọng hơn là gây dựng lại những nguồn dược liệu quý đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Từ đó nâng tầm văn hóa tâm linh – đưa hương thơm trở thành hương đạo tự hào của dân tộc Việt.
Bởi vì các sản phẩm của Trầm Hương Thiền Việt đều là các chế phẩm sạch và an toàn, sản xuất từ các dược hương và linh mộc nguyên chất nên ngay lập tức được thị trường đón nhận, ban đầu là các Sư Thầy, những Thiền sư trong nước, sau này Bột Ngũ Linh Thần Mộc còn được giới thiệu đến các tu viện, đạo tràng của Ấn Độ, Butal, Nepal,vv…gửi đến các Bậc Đại Sư của các ngôi chùa lớn trong và ngoài nước, nhận được sự quan tâm và phản hồi tích cực, dần dần thành vật phẩm không thể thiếu trong các nghi lễ Tâm Linh và trong đời sống.
Xin cảm ơn ông, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng những sản phẩm văn hoá tâm linh của người Việt sẽ tiếp tục được lưu giữ và phát triển không chỉ ở trong nước mà còn ghi dấu ấn với cộng đồng quốc tế.