Sau một năm làm việc và học tập, cả gia đình sẽ sum vầy bên mâm cơm cuối năm với những món ăn ngon lành, cùng chuyện trò về những điều đã và chưa làm được trong năm cũ, những dự định trong năm mới. Trong dịp này, gia đình nào cũng dọn dẹp, sửa sang nhà cửa, sắm đồ đạc mới để chuẩn bị đón một cái Tết cổ truyền đủ đầy, vui vẻ. Một trong những nghi lễ quan trọng trước thềm năm mới là nghi lễ cúng Tất niên cuối năm nhằm tiễn năm cũ qua đi, đón năm mới sắp đến. Vậy cúng Tất niên cuối năm như thế nào và cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Trầm Hương Thiền Việt tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Địa điểm và thời gian cúng Tất niên
Thông thường sẽ cúng Tất niên cuối năm trong nhà, trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng tri ân và biết ơn tới tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ gia đình trong suốt một năm vừa qua. Người ta thường cúng Tất niên vào ngày cuối cùng của năm, lúc chiều tối ngày 30 tháng Chạp, tuy nhiên tùy vào điều kiện công việc, hoàn cảnh, thời gian… của mỗi gia đình mà thời gian cúng có thể xê dịch trước đó một vài ngày, miễn sao lễ cúng phải vẹn tròn, đầy đủ và thành tâm.
2. Lễ vật cúng Tất niên cuối năm
Tùy theo phong tục tập quán khác nhau của 3 miền Bắc, Trung, Nam mà cách chuẩn bị cũng khác. Tuy nhiên mâm cỗ cúng thường thấy không nặng về vật chất mà tùy theo điều kiện, hoàn cảnh gia đình và xuất phát từ tâm của gia chủ, gồm có:
– Gà trống tơ luộc
– Bánh chưng
– Xôi (xôi gấc, xôi trắng…)
– Chè kho
– Miến nấu lòng gà/miến xào
– Canh măng
– Mâm ngũ quả
– Món xào chay
– Chả nướng/chả mực
– Giò lụa/giò xào
– Tôm chiên
– Vàng mã
– Trầu cau
– Rượu/trà
– Bánh kẹo
– Nước lọc
– Hương, nến.
Xem thêm: Lễ cúng giao thừa
3. Bài văn khấn Tất niên cuối năm thông dụng nhất
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ……………..
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………………. (Âm lịch).
Tín chủ (chúng) con là: …………..Tuổi:………..………
Ngụ tại: …………
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khỏe, gia đình hòa thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Lễ cúng Tất niên cuối năm là lễ cúng quan trọng trong nghi lễ cúng Tết Nguyên đán. Người ta thắp hương để đưa những tâm nguyện của gia chủ đến tổ tiên và các vị thần linh, hương khói tạo nên bầu không khí tâm linh thành kính. Vì vậy, gia chủ nên sử dụng những loại nhang trầm hương sạch, khi đốt lên thuần mùi linh mộc tự nhiên. Hãy đến với Trầm Hương Thiền Việt để trải nghiệm sản phẩm hương trầm được sản xuất từ những nguyên liệu Trầm hương tốt nhất Việt Nam: bột trầm hương sạch và nguyên chất từ cây dó bầu Quảng Nam, kết dính bởi keo của cây bời lời và tăm tre mộc. Không hóa chất, không phụ gia, nhang đốt lên thuần mùi mộc, an toàn cho gia đình.
Tham khảo thêm các sản phẩm tâm linh sạch tại:
Website: Tramhuongthienviet.vn
Fanpage: Trầm Hương Thiền Việt
Hotline mua hàng: 0969 77 4444