Cúng giao thừa là nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về. Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch là lễ nhằm đưa tiễn năm cũ, chào đón năm mới. Để cầu mong một năm mới may mắn, bình an và hạnh phúc, gia đình nào cũng chuẩn bị chu đáo cho mâm cỗ cúng giao thừa, nhưng cần phải chuẩn bị những gì để mâm cỗ cúng đầy đủ, chuẩn theo phong tục? Hãy cùng Trầm Hương Thiên Việt tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Ý nghĩa của việc cúng giao thừa?
Theo quan niệm dân gian, có 12 vị Hành Khiển, Phán Quan tượng trưng cho 12 con giáp từ năm Tí (con chuột) đến năm Hợi (con lợn), luân phiên trông coi việc dưới hạ giới. Cứ sau mỗi chu kỳ 12 năm lại quay trở về vị Hành khiển đầu tiên. Đêm trừ tịch (đêm giao thừa) là thời khắc thiêng liêng nhất của mỗi dịp Tết đến, xuân về. Về mặt ngữ nghĩa, “trừ” là trao lại chức quan, “tịch” là ban đêm. Lễ Trừ Tịch hay còn gọi là lễ tống cựu nghinh tân), là lễ được tổ chức khi các vị thần linh chuyển giao nhiệm vụ, diễn ra vào đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ngoài ra còn để mời tổ tiên về sum họp với gia đình, chào đón năm mới. Lễ thường được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp.
2. Cách chuẩn bị lễ vật cúng giao thừa
Lễ cúng đêm giao thừa gồm có hai lễ là lễ cúng giao thừa trong nhà (lễ thần linh, thổ công, thổ địa, tổ tiên) và lễ cúng giao thừa ngoài trời (lễ các quan Hành Khiển và các quan cai quản bên ngoài). Tùy vào phong tục, tập quán của mỗi vùng miền, đồ cúng đêm giao thừa gồm các món ăn truyền thống được tỉ mỉ chuẩn bị bao gồm:
– Gà trống tơ luộc
– Bánh chưng
– Xôi (xôi gấc, xôi trắng…)
– Chè kho
– Giò lụa hoặc giò xào
– Chả nướng
– Tôm chiên
– Miến gà, măng
– Hoa quả
– Đèn
– Vàng mã
– Trầu cau
– Rượu/trà
– Hương, nến.
Trong lễ cúng giao thừa cần chuẩn bị đầy đủ văn khấn, vàng mã. Tất cả thành viên trong gia đình cần phải trang nghiêm, chỉn chu trước bàn thờ để xin tổ tiên, các vị thần linh phù hộ cho cả gia đình mạnh khỏe, bình an, gặp nhiều may mắn trong năm mới, đồng thời mời ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng gia đình. Trước khi khấn mời tổ tiên, gia chủ phải khấn Thổ Công (ông Công, ông Táo) tức là vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết với gia đình, con cháu.
Mâm lễ phải được chuẩn bị đầy đủ, đặt ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ nhằm bày tỏ lòng thành kính của con cháu với tổ tiên, các vị thần linh để cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.
Theo quan niệm dân gian, trong mỗi lễ cúng ta thắp hương để những lời cầu khấn đến được với tổ tiên, các vị thần linh. Vì vậy cần phải sử dụng những loại hương sạch, không hóa chất, có mùi thơm thuần mộc. Sản phẩm nhang trầm của Trầm hương Thiền Việt được sản xuất từ những nguyên liệu Trầm hương tốt nhất Việt Nam: bột trầm hương sạch và nguyên chất từ cây dó bầu Quảng Nam, kết dính bởi keo của cây bời lời và tăm tre mộc. Không hóa chất, không phụ gia, nhang đốt lên thuần mùi mộc, an toàn cho gia đình và môi trường.
Tham khảo thêm các sản phẩm tâm linh sạch tại:
Website: Tramhuongthienviet.vn
Fanpage: Trầm Hương Thiền Việt
Hotline mua hàng: 0969 77 4444