Theo quan niệm dân gian, vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, các gia đình Việt Nam sẽ tiến hành nghi lễ cúng Giao thừa. Lễ cúng được thực hiện vào giờ Chính Tý đêm 30 tháng Chạp. Cúng giao thừa thường gồm hai lễ cúng Giao thừa trong nhà và ngoài trời. Tuy nhiên, cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước? Hãy cùng Trầm Hương Thiền Việt theo dõi bài viết dưới đây.
1. Ý nghĩa của lễ cúng đêm giao thừa
Trong dân gian lưu truyền rằng, có 12 vị quan Hành khiển, phán quan làm việc cai trị dưới hạ giới theo chu kỳ 12 năm, tượng trưng cho 12 con giáp. Đêm giao thừa là đêm mà các vị quan Hành Khiển, phán quan bàn giao lại công việc trong năm cũ, tiếp nhận việc cai trị trong năm mới. Lễ cúng Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch được các gia đình thực hiện vào giờ chính Tý, tức 0 giờ ngày 30 tháng Chạp. Lễ cúng giao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình, để bỏ đi hết những điều đã qua của một năm cũ và đón chào những điều tốt đẹp của năm mới. Theo phong tục từ xưa phải làm hai lễ, một lễ cúng Giao thừa trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Lễ cúng Giao thừa ngoài trời phải làm trước nhằm “tống cựu, nghinh tân” tức là đón quan Hành khiển và phán quan mới, tiễn quan Hành khiển và phán quan cũ. Sau đó mới đến lễ cúng trong nhà.
2. Cúng giao thừa ngoài trời
Lễ vật được bày lên một chiếc bàn đủ lớn và sạch sẽ ở trước cửa nhà, trước sân hoặc trên tầng thượng. Vào thời khắc giao thừa, gia chủ thắp hương, nến, rót rượu, rót trà, rồi thành tâm khấn vái trước án. Thông thường, lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn, nến, trầu cau, muối gạo, trà/rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh. Mâm lễ mặn với thủ lợn hoặc gà trống luộc, xôi gấc, bánh chưng, miến, canh măng, tôm chiên, chả nướng … Nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Văn khấn có thể nhìn vào sách để đọc. Sau khi hết 3 tuần hương thì hóa văn khấn cùng vàng rồi hạ lễ.
2. Cúng giao thừa trong nhà
Lễ vật cúng thường là những sản vật dễ chuẩn bị và chế biến, bao gồm: hoa quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, thủ lợn hoặc gà trống tơ luộc, xôi gấc/xôi đỗ, miến, canh măng, tôm chiên, chả nướng, giò lụa…
Tuy nhiên, theo một số người, sau khi cúng Giao thừa ngoài trời thì lễ cúng trong nhà có thể đơn giản hơn, chỉ cần hương, hoa quả, trầu cau.
Sau khi bày biện lễ đầy đủ, gia chủ đốt đèn, nến, thắp hương và thành kính cầu khấn cầu khấn mong tổ tiên, các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, may mắn. Trước khi khấn mời tổ tiên về ăn Tết cùng với con cháu phải khấn xin Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Sau khi tiến hành xong nghi thức cúng giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ tiến hành nghi lễ chúc tết, hoặc đi lễ chùa cầu bình an, may mắn trong năm mới. Cần lưu ý, khi thắp hương, mỗi bát chỉ cắm một nén hương và cắm thẳng, không được cắm nghiêng.
Thắp hương là nghi thức không thể thiếu trong cả hai lễ cúng Giao thừa trong nhà và ngoài trời . Do vậy cần phải sử dụng những loại nhang sạch, không hóa chất, có mùi thơm thuần mộc. Sản phẩm nhang trầm của Trầm hương Thiền Việt được sản xuất từ những nguyên liệu Trầm hương tốt nhất Việt Nam. Đảm bảo không hóa chất, không phụ gia, nhang đốt lên thuần mùi linh mộc tự nhiên, an toàn cho gia đình và môi trường, ngoài ra còn mang lại bầu không khí thành kính, thiếng liêng cho không gian thờ cúng.
Tham khảo thêm các sản phẩm tâm linh sạch tại:
Website: Tramhuongthienviet.vn
Fanpage: Trầm Hương Thiền Việt
Hotline mua hàng: 0969 77 4444