Theo tín ngưỡng dân gian, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời để báo cáo việc bếp núc, làm ăn của gia đình trong năm đó. Thắp hương ông Công ông Táo là nghi thức cúng quan trọng trong năm. Vậy mâm cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị và lưu ý những gì? Và nên cúng ông Táo khi nào? Hãy cùng Trầm Hương Thiền Việt tìm hiểu bài viết sau đây.
1. Ý nghĩa của lễ cúng ông Công, ông Táo
Theo tích xưa lưu truyền trong dân gian, Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng cho chiếc kiềng ba chân hay “đầu rau” nơi nhà bếp. Bên cạnh đó, họ chính là các vị thần linh bảo vệ cho gia đình nơi mình cư ngụ, thường được thờ ở nhà bếp. Để được ông Công, ông Táo “phù trợ” một năm mới may mắn, bình an, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch người Việt Nam thường làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời để tâu lại nền nếp sinh hoạt trong gia đình, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm đó. Tùy vào phong tục, tập quán ở mỗi địa phương sẽ có cách thức thắp hương ông Công ông Táo khác nhau.
2. Cúng ông Công ông Táo vào thời điểm nào là hợp lý?
Tùy theo điều kiện công việc, sinh hoạt của mỗi gia đình nhưng thời điểm để cúng ông Công, ông Táo đẹp nhất là vào giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên cũng có thể làm lễ cúng vào trưa và chiều ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp Phong tục, tập quán mỗi nơi mỗi khác nên thắp hương ông Công, ông Táo có thể ở bàn thờ gia tiên hoặc tại nhà bếp.
3. Cách sắp lễ cúng ông Công, ông Táo
Tùy theo điều kiện gia đình, mâm cỗ thắp hương ông Công, ông Táo không cần phải quá cầu kỳ, nhưng phải đảm bảo được sự đầy đủ, trang trọng nhằm bày tỏ lòng thành kính với các vị thần linh cai quản nền nếp gia đình trong suốt một năm qua. Hầu hết đều là những đồ dễ chuẩn bị và chế biến, bao gồm:
– Gà trống tơ luộc
– Xôi trắng (xôi gấc hoặc bánh chưng)
– Xôi chè
– Thịt lợn luộc (một khổ thịt nạc hoặc chân giò)
– Nem rán
– Canh măng
– Tôm chiên
– Chả nướng
– Nộm/Salad
– Tim cật trần chín
– Hoa quả, tiền vàng, trầu cau, nước, rượu/trà
– Nhang, nến, đèn
Lưu ý về chuẩn bị vàng mã, đối với quần áo mua cúng thắp hương ông Công, ông Táo cần chuẩn bị 3 bộ mũ áo có hoa văn khác nhau, trong đó là đồ dành cho hai vị Táo ông và một vị Táo bà. Hai mũ Táo ông, một mũ Táo bà, bộ quần áo, hia hài đầy đủ. Khi sửa soạn lễ không thể thiếu nhất là cá chép. Theo tục lệ miền Bắc, cúng cá chép còn sống để các Táo có phương tiện về chầu trời, với ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Cá chép này sẽ được “phóng sinh” sau khi làm lễ xong (thả ra ao hồ hay ra sông, suối).
Thắp hương ông Công ông Táo tiễn các vị về chầu trời là một nghi thức quan trọng bên thềm Tết Nguyên đán, vì vậy cần phải lau dọn ban thờ sạch sẽ. Đặc biệt chú ý tới việc chuẩn bị vàng mã, nhang nến… Thắp hương để dâng sớ, dâng lễ, và đưa những ước mong của cả gia đình cho một năm mới an khang thịnh vượng đến các vị thần linh, do đó cần chọn loại hương sạch, không chất bảo quản, có mùi thơm thuần linh mộc để tạo bầu không khí tâm linh trang nghiêm, thành kính. Các bạn có thể tham khảo sản phẩm nhang trầm sạch 100% không hóa chất, được làm từ những nguyên liệu Trầm Hương tốt nhất Việt Nam: bột trầm hương sạch và nguyên chất từ cây dó bầu Quảng Nam, kết dính bởi keo của cây bời lời và tăm tre mộc… an toàn cho gia đình và môi trường.
Trầm Hương Thiền Việt – Sản phẩm xanh vì sức khỏe cộng đồng
Tham khảo thêm các sản phẩm tâm linh sạch tại:
Website: Tramhuongthienviet.vn
Fanpage: Trầm Hương Thiền Việt
Hotline mua hàng: 0969 77 4444