Khấn nguyện quan trọng nhất là ở cái Tâm, nhưng khấn sao để tỏ bày ước nguyện với gia tiên, Phật Thánh thành kính, thành tâm nhất thì lại là điều khiến nhiều người lúng túng. Cùng Trầm Hương Thiền Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây để xem bạn thực hiện đúng chưa nhé.
Làm sao để khấn nguyện đúng pháp ?
Theo triết lý của nhà Phật thì Tâm tuy vô hình nhưng lại là sợi dây liên hệ ràng buộc vạn hữu. Còn các nhà Nho thì cho rằng: “Tâm động quỷ thần tri” (Nghĩa là: Tâm ta thành kính mà cầu khẩn thần linh thì thần linh ắt thấu tỏ)
Như thế, lời khấn cốt ở Tâm Thành. Trong thực tế, khi thực thi tín ngưỡng truyền thống này không ít người lúng túng không biết khấn vái ra sao để có thể bày tỏ ước nguyện của mình đối với tổ tiên, Phật, Thánh. Trầm Hương Thiền Việt xin tổng hợp vài điều sau để các gia chủ lưu tâm:
Khấn nguyện khi thắp hương tại miếu, chùa, đền, đình:
- Khi vào bất cứ ngôi chùa nào là phải qua ban Đức Ông trước – đó là người cai quản mọi cảnh quan chùa, nên lễ Đức Ông chính là để xin phép ngài được vào lễ Phật
- Khi lễ cần trang nghiêm, chỉnh tề, nhìn lên ban thờ Phật. Khi cầu khấn cho người đã khuất, người khấn nhìn lên hàng tượng thứ hai là bộ tượng Di Đà Tam Tôn (A Di Đà Tiếp Dẫn) để cầu cho linh hồn người mất được Đức Phật chở che
- Phật dạy “tâm truyền tâm” nên khi khấn, không cần đọc to tránh phiền đến người khác. Tâm có tĩnh thì tuệ mới sinh, nên chỉ cần lặng lẽ khấn
- Người khấn chỉ cần vái 3 lần – tường trưng cho Phật, Pháp, Tăng. Không được vái lia lịa sẽ khiến tâm vong động. Ngoài ra, người khấn cũng chỉ nên thắp một nén hương để biểu thị thành ý của người đi lễ
- Không phải cứ khấn là “Nam mô A Di Đà”, lời khấn này chỉ dành cho khi khấn ở chùa, còn ở đình, đền, phủ không thờ Phật thì câu nói này không phù hợp. Với những nơi thờ thần linh, những người có công, người khấn trước tiên tỏ lòng thành kính sau đó nói lên tâm nguyện, ước muốn.
Khấn nguyện khi thắp hương gia tiên tiền tổ:
- Khi thắp hương, có thể đơn giản hoặc cầu kì, nhưng luôn phải có đủ hương, lửa và nước, không có 3 thứ này thì không thành lễ.
- Bày lễ xong xuôi, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, mở cửa chính hoặc để hé cửa, lưu ý không đóng kín mít
- Cần khấn xin Thành Hoàng – Thổ Địa để linh về hưởng lễ giỗ, hưởng hương mà không bị làm khó
- Khấn lầm rầm trong miệng chi tiết về ngày tháng năm, tên tuổi, nơi chốn của mình hoặc cả người thân, lý do cúng, lời cầu nguyện,… Lưu ý cần khấn rõ tên người quá cố về hiển hương, chứng giám, mời hết các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với tất cả chú bác cô dì, anh chị em nội ngoại đã mất
- Sau khi cúng tế xong, con cháu vái lạy xin lộc rồi mới được thụ lộc.
Suy cho cùng điều cốt yếu của lời khấn là thành tâm chứ chẳng phải ở những lời văn hoa mỹ, cầu kỳ. Cũng chẳng phải ở chỗ cứ cầu cho nhiều là được nhiều. Theo quan niệm của Phật gia, khấn nguyện là ước vọng cho mọi người tâm an, hướng thiện, không phải cầu tiền tài, danh vọng hay ban phát những điều tốt cho bản thân mà hãy thành tâm gửi đến các đấng thiêng liêng những suy nghĩ đẹp đẽ nhất.
Tìm hiểu thêm tại: https://tramhuongthienviet.vn/