Hướng dẫn cách cúng đêm giao thừa chuẩn nhất theo phong tục

cung-dem-giao-thua

Đêm giao thừa (đêm trừ tịch) là khoảnh khắc thiêng liêng nhất của Tết Nguyên đán. Cúng giao thừa là nghi thức cúng quan trọng trong đêm 30 Tết hàng năm. Mâm cúng giao thừa vừa thể hiện kết quả của việc làm ăn trong một năm, vừa thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên và các vị thần linh. Gia đình nào cũng muốn chuẩn bị thật đầy đủ, tỉ mỉ các nghi thức cúng đêm giao thừa để tiễn năm cũ và chào đón năm mới. Vậy cách cúng đêm giao thừa nào là chuẩn nhất theo phong tục? Hãy cùng Trầm Hương Thiền Việt tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Ý nghĩa của việc cúng giao thừa

Lễ cúng đêm giao thừa (lễ Trừ Tịch), trừ tịch là những giây phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Theo cổ lệ của người Việt, đúng giờ Chính Tý, mọi gia đình đều tiến hành nghi lễ cúng Trừ tịch để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua và đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Đồng thời cầu mong một năm mới bình an, mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn. Nghi lễ cúng Giao thừa gồm có lễ cúng Giao thừa ngoài trời và lễ cúng trong nhà.

2. Sắm đồ lễ cúng giao thừa cần những gì?

Đồ cúng hầu hết là những sản vật gần gũi, dễ chuẩn bị và chế biến bao gồm:

– Thủ lợn hoặc gà trống tơ luộc

– Bánh chưng

– Xôi (xôi gấc, xôi trắng…)

– Chè kho

– Giò lụa/giò xào

– Chả nướng

– Tôm chiên

– Miến gà, măng 

– Hoa quả

– Đèn dầu

– Vàng mã

– Trầu cau

– Rượu/trà

– Hương, nến.

mam-cung-dem-giao-thua-2

Tùy thuộc vào phong tục tập quán, hoàn cảnh gia đình để sắm đồ lễ cúng cho phù hợp. Trong đó, cần chú ý đến gà cúng. Nên lựa loại gà trống choai, mới tập gáy, mạnh khỏe, mỏ vàng, mào cờ, chân vàng, đặc biệt là chưa từng đạp mái.

3. Thời gian cúng

Lễ cúng đêm Giao thừa được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 0h đêm ngày 30 tháng Chạp. Cần nhớ kỹ và tuân thủ làm theo thời gian cúng nhằm đảm bảo ý nghĩa thiêng liêng của lễ cúng Giao thừa.

4. Cúng giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng giao thừa được đặt ở trước cửa chính, trước sân hoặc có thể làm lễ trên sân thượng. Đặt mâm lễ theo hướng Bắc, hoặc hướng Đông tùy theo từng gia đình. Gia chủ cần chuẩn bị một chiếc bàn đủ lớn để bày mâm lễ. Cách bày lễ cúng Giao thừa ngoài trời đó là đặt trên mâm bát gạo để cắm hương, hai ngọn nến hoặc đèn dầu ở hai bên. Theo phong tục, trong lễ cúng Giao thừa sẽ chuẩn bị muối và rượu. Muối được dùng để rắc xung quanh nhà và rót rượu để trừ tịch, tức trừ tà ma.

5. Cúng giao thừa trong nhà

Mâm cúng giao thừa trong nhà được đặt trang trọng, ngay ngắn trên bàn thờ gia tiên. Mâm cỗ cúng có thể là cỗ mặn hoặc cỗ chay. Sau khi bày biện lễ đầy đủ, gia chủ đốt đèn, nến, thắp hương. Khi cúng giao thừa, các thành viên trong gia đình cùng đứng trang nghiêm trước bàn thờ, thành tâm cầu khấn mong tổ tiên, các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, may mắn. Lưu ý khi thắp hương, chỉ cần cắm mỗi bát một nén hương và cắm thẳng, không được cắm nghiêng. Sau khi qua 3 tuần hương thì hóa vàng mã, hạ lễ.

nhang-tram-cao-cap-thien-viet
Nhang-tram-cao-cap-thien-viet

Trong cúng giao thừa vàng mã chỉ cần đủ, không nên quá nhiều, tránh mê tín. Thắp hương là hành động để đưa những lời cầu khẩn đến được với tổ tiên, các vị thần linh. Do vậy cần phải dùng những loại hương sạch, không hóa chất. Hãy đến với Trầm Hương Thiền Việt để sở hữu sản phẩm hương với những nguyên liệu tốt nhất, không dùng chất phụ gia, chất hóa học, hương liệu, mang thuần mùi linh mộc tự nhiên của Trầm hương. Nhang trầm hương không chỉ tốt cho sức khỏe, phong thủy mà còn mang lại không khí thành kính, thiêng liêng cho không gian thờ cúng.

Tham khảo thêm các sản phẩm tâm linh sạch tại:

Website: https://tramhuongthienviet.vn/

Facebook: TRẦM HƯƠNG THIỀN VIỆT

HOTLINE: 0969 77 4444

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button