Nguyên Lý Y Học Thâm Sâu Ẩn Sau Động Tác Lạy Phật

Lạy Phật không chỉ là hành động bày tỏ lòng cung kính, sám hối nghiệp chướng, điều phục tâm ngã mạn mà còn là phương pháp tập luyện thân thể tuyệt diệu. Đó là một phương pháp thể dục, dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe và chữa bệnh theo y học hiện đại và còn bao hàm cả yếu tố tâm linh của nhà Phật trong đó.

Lạy Phật giúp điều chỉnh xương sống, cường hóa nội tạng, làm tăng thêm tế bào mang dưỡng khí.

Theo y học, kẽ hở giữa những đốt xương trên cột sống là chỗ thần kinh và mạch máu đi qua. Nếu khoảng cách giữa những đốt xương sống quá sát thì sẽ chèn ép dây thần kinh và mạch máu, làm ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan nội tạng nhận được sự giúp đỡ của dây thần kinh và mạch máu đó, dẫn đến từ từ hư hoại. Bên cạnh đó, chất dinh dưỡng và dưỡng khí cung cấp cho những tế bào trong cơ quan nội tạng cũng bị giảm khiến tế bào dễ trở thành tế bào ung thư. Vì vậy việc điều chỉnh các tư thế và động tác đi đứng nằm ngồi phối hợp với hơi thở, sẽ có ảnh hưởng tốt đối với tình trạng bệnh tật.

Động tác lạy Phật đúng đắn giúp tiêu trừ chướng ngại về mặt sinh lý và tâm lý.

Động tác lạy Phật nếu đúng đắn có thể giúp ích cho việc trị liệu. Vì lúc lạy Phật phải cúi đầu xuống một cách dịu dàng, đến mức cằm đụng sát ngực, động tác này có thể giúp cột xương cổ gồm bảy đốt kéo giãn ra, đem lại những lợi ích sau đây:

1. Lượng máu dồn về bộ não đầy đủ:

Động tác này khiến động mạch xương sống – đường huyết quản dẫn máu lên bộ não – không bị đè ép, lượng máu và dưỡng khí cung cấp bộ não sẽ thông suốt và nhiều hơn, do đó giúp nâng cao công năng bộ não.

2. Dịch tủy xương sống và não lưu thông:

Dịch tủy xuơng sống và não là lớp chất dịch tuần hoàn ở vòng ngoài tủy sống và bộ não, cũng như bên trong não thất. Nó vừa giúp điều tiết sức ép và bảo vệ não, vừa cung cấp chất dinh dưỡng, chuyển đưa các chất thải.

Nếu tư thế của đầu, cổ không đúng, góc độ không ngay, sự lưu thông của chất dịch này bị cản trở, thì lớp tủy sống và não như bị ngâm trong nước ứ đọng không tươi mới, sức ép não cũng bất bình thường, dễ bị chứng nhức đầu, choáng váng. Động tác lạy Phật có thể giúp cho chất dịch của tủy sống và bộ não lưu thông, giúp tăng cường công năng bộ não, có thể chỉ huy tế bào toàn thân một cách thỏa đáng.

3. Giúp hệ thần kinh ở xương cổ không bị ép, phát huy được công năng:

Thần kinh ở những đốt xương cổ có liên quan mật thiết với những chức năng của mắt, tim, huyết áp, khí quản và nước miếng. Khi hệ thần kinh trong xương cổ bị chèn ép, sẽ sinh ra các chứng như đau nhức, tê bại. Nếu thường lạy Phật, cúi đầu nhè nhẹ, kéo giãn các đốt xương cổ, thì có thể trị liệu những chứng bệnh ở các bộ vị nói trên.

Lạy Phật: Điều chỉnh xương sống, trị dứt bệnh nhức lưng, đau hông.

Lúc cúi mình lạy xuống (cúi đầu, khom lưng, co gối), phải lấy gót chân làm điểm tựa. Phần bụng và ngực phải cố gắng đưa về phía sau, đến có thể thấy được gót chân sau, mới cúi lưng xuống. Động tác này có thể kéo giãn làm buông lỏng bắp thịt ở hai bên xương sống, khiến kẻ hở giữa các đốt xương sống có thể kéo giãn ra, có tác dụng cải thiện rất lớn đối với nội tạng, hệ thần kinh và sự lưu thông máu huyết.

Toàn bộ động tác lạy, cũng như động tác quỳ xuống, thân tuy động và trọng tâm giữ không động. Đó gọi là nhất tâm, là định trong động.

Lúc lạy Phật hai tay chắp lại, nhưng trước khi quỳ xuống thì hai tay buông nhẹ ra hai bên, chống xuống đất, sau đó đầu gối mới quỳ xuống. Sau khi quỳ xuống, lòng bàn chân hướng lên, thân người ngồi giữa mé trong của hai gót chân. Động tác này giúp kéo giãn khớp xương cổ chân, đồng thời cũng kích thích làm hoạt hóa điểm phản xạ của tuyến lympho, sau đó thân trên cúi xuống, mặt úp ngay ngắn sát đất. Động tác này có thể điều chỉnh lại cột sống của chúng ta.

Bởi khi chúng ta đứng, phần eo tương đối chịu lực, nên cột sống phần eo thường cong lại về phía bụng. Như vậy sẽ khiến các đốt xương ở cột sống phần eo ép chặt lại, tạo nên sức ép chướng ngại, làm ảnh hưởng đến công năng của các cơ quan nội tạng như gan, dạ dày, lá lách, ruột già, ruột non, thận, bàng quang v.v…

Lạy Phật có thể trị được những chướng ngại này. Đây cũng gọi là tiêu trừ nghiệp chướng. Vì lạy Phật sửa cột sống phần eo cong vào khiến cho nó thẳng lại, bằng cách đưa nó ra về hướng lưng. Đây cũng chính là cách đẩy ra phần cột sống bị ép quá chặt, khiến nó được giãn ra, không còn bị ép.

Lạy Phật làm tăng lượng thở buồng phổi, mở rộng lòng độ lượng và khai phát sức tự giác.

Ngoài ra, lúc năm vóc mọp sát đất, vì bắp thịt toàn thân buông lỏng, không bị sức cản, nên tự nhiên sẽ hít vào một cách rất sâu, rất đầy đủ. Theo nguyên lý động lực học của huyết dịch, thì hít hơi thở vào sâu có tác dụng hấp dẫn dòng máu chảy thuận lợi trở về tim rồi bơm đi khắp nơi.

Do đó trong khi lạy Phật, từng tế bào trong thân chúng ta sẽ nhận được dưỡng khí và dinh dưỡng rất phong phú, cho đến cảm nhận được không khí hoan hỉ, hạnh phúc của thế giới Cực Lạc. Lúc lạy xong chuẩn bị đứng dậy, cần phải mượn sức hít hơi thở vào để đứng lên, thì sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, đỡ nhọc mệt.

Trích từ sách “Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư” tác giả: Pháp Sư Đạo Chứng

Tổng hợp bởi Trầm Hương Thiền Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button