Hướng dẫn cách cúng rằm tháng Giêng chuẩn phong tục

Ông cha ta từ xưa có câu: “Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Từ xa xưa, cúng rằm tháng Giêng hay cúng Tết Nguyên Tiêu từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa người Việt. Trong 1 năm có 12 ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) thì rằm tháng Giêng là quan trọng và được chuẩn bị đặc biệt nhất. Vậy cúng rằm hàng tháng và rằm tháng Giêng thế nào để gia đình an khang, thịnh vượng, gặp nhiều may mắn? Hãy cùng Trầm Hương Thiền Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Ngày rằm là gì?

Theo quan niệm dân gian, ngày rằm hàng tháng (tức ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày có thể nhìn thấy rõ mặt trời, mặt trăng. Mặt trăng tròn và sáng hơn những ngày thường, có thể nhìn thấu và soi chiếu vào mọi tâm hồn con người. Khi đó, con người trở nên sáng suốt, trong sạch, không còn sự đen tối vẩn đục trong tâm hồn. Cứ đến ngày rằm hàng tháng, người ra lại sắm sửa lễ thắp hương tại nhà để cầu mong sức khỏe, bình an, may mắn cho cả gia đình.

Rằm tháng Giêng là ngày 15 âm lịch tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên trong năm mới thường gọi là Tết Nguyên Tiêu hay lễ Thượng Nguyên. Vào ngày này, người ta sửa soạn mâm cỗ cúng tại gia, ngoài ra còn đi đền, chùa cầu mong một năm mới bình an, suôn sẻ.

2. Cách cúng rằm hàng tháng

Tùy vào công việc, thời gian của gia chủ, lễ cúng rằm hàng tháng có thể diễn ra vào ngày 14 hoặc ngày 15 âm lịch hàng tháng đều được. Lễ vật cúng ngày rằm hàng tháng đơn giản hơn so với lễ cúng rằm tháng 7 hoặc rằm tháng Giêng. Thường thì lễ vật chuẩn bị khá đơn giản, gồm có: bánh kẹo, hoa quả, trầu cau… ngoài ra cần chuẩn bị đầy đủ hương nến, đèn, nước/trà…

Khi cúng rằm hàng tháng phải cúng các vị thần linh trước rồi mới cúng gia tiên. Gia chủ thành tâm trước án cầu khấn xin các vị thần linh và tổ tiên phù hộ cho gia đình 1 tháng làm ăn suôn sẻ, mạnh khỏe, bình an.

 3. Cách cúng rằm tháng Giêng

Ngày Tết Nguyên Tiêu người ta thường chuẩn bị 2 lễ cúng: lễ cúng phật và lễ cúng gia tiên. Cúng Phật là mâm cỗ chay cùng hương hoa, đèn nến. Còn mâm lễ mặn cúng rằm tháng Giêng có phần cầu kỳ hơn so với cúng rằm hàng tháng, tuy nhiên đều là những sản vật dễ chuẩn bị, dễ chế biến, gồm có: gà trống luộc, 1 khẩu thịt lợn luộc (thường là thịt nạc vai), xôi gấc/xôi đỗ, canh măng, nem rán, chả nướng, rau xào, giò lụa/giò xào, món xào thập cẩm, một đĩa hoa quả… vàng mã, hương nến, hoa tươi, trầu cau, rượu/trà, bánh kẹo.

mam-co-cung-ram

Một món đặc biệt không thể thiếu trong mâm lễ cúng rằm tháng Giêng là bánh trôi nước (chè trôi nước) với ý nghĩa mong năm mới mọi sự đều được hanh thông, trôi chảy.

Khi cúng rằm tháng Giêng chú ý dọn dẹp bàn thờ gia tiên sạch sẽ. Trước khi bắt đầu dọn dẹp, thắp một nén hương xin phép tổ tiên và các vị thần linh. Lưu ý dùng khăn sạch và chổi chuyên dụng, không dùng để lau chung với những đồ vật khác. Các đồ để cúng như bát, đũa, thìa, muôi… phải là đồ mới, không nên dùng đồ đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình bởi vì đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp. Sau khi thắp hương xong, hóa vàng rồi mới được hạ lễ.

tram-huong-thien-viet
Qeaql Studio Design Resource

Khi cúng rằm hàng tháng hay rằm tháng Giêng, ngoài sắm sửa lễ vật chu đáo thì cần phải thành tâm, để các vị thần linh và tổ tiên chứng giám cho gia chủ, phù hộ độ trì cho cả gia đình mạnh khỏe, may mắn, bình an. Bởi vậy khi thắp hương ngày rằm hàng Tháng và rằm tháng Giêng, cần chọn loại nhang trầm hương sạch, không hóa chất. Hãy đến với Trầm Hương Thiền Việt để sở hữu sản phẩm hương với những nguyên liệu tốt nhất, không dùng chất phụ gia, chất hóa học. Hương đốt lên mang thuần mùi linh mộc tự nhiên của Trầm hương. Không chỉ tốt cho sức khỏe, phong thủy mà còn mang lại không khí thành kính, thiêng liêng cho không gian thờ cúng.

Tham khảo thêm các sản phẩm tâm linh sạch tại:

Website: Tramhuongthienviet.vn

Fanpage: Trầm Hương Thiền Việt

Hotline mua hàng: 0969 77 4444

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button