Từ hơn ngàn năm nay, Trầm Hương đã được biết đến như một tạo vật kỳ diệu từ tự nhiên với các công dụng truyền kỳ dành cho bậc vương giả. Trầm hương đã được sử dụng từ lâu đời trong cung son điện ngọc để xông đốt, ngâm rượu, hãm trà và làm thuốc.
Trung Hoa là quốc gia có bề dày lịch sử văn hoá, là cái nôi của hương đạo, trà đạo. Theo các tài liệu cổ Trung Hoa ghi lại, Trà Trầm là thức uống dành cho vua chúa, nổi tiếng hương vị thơm ngon, kiện tỳ, bổ phổi nhưng đã thất truyền đến nay chưa ai phục dựng được.
Người ta đã thử nhiều phương pháp làm Trà Trầm khác nhau, một số nơi sử dụng lá cây Dó bầu, sao khô, dùng thức lá ấy uống thay trà mà gọi là Trà Trầm, nhưng nó không mang hồn cốt của Trà Trầm. Bởi Trà là Trà, những loại lá cây hương vị khác không thể coi là Trà được.
Ông Lê Thái Bình chuyên gia nghiên cứu tâm linh & văn hoá hương đạo
Ông Lê Thái Bình (Người sáng lập Trầm Hương Thiền Việt, chuyên gia nghiên cứu tâm linh & văn hóa hương đạo) chia sẻ: “Trà Trầm là một loại trà ướp hương trầm nhưng ko phải loại trà nào cũng ướp được trầm. Bởi Trầm Hương là vương mộc, là vua của các loại mùi hương, mùi hương của nó vô cùng đặc biệt không dễ gì có loại trà nào quyện với hương trầm mà hài hoà, đượm vị”.
Mất nhiều năm tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu cổ Trung Quốc và Việt Nam, ông Bình đã phục dựng lại Trà ướp Trầm hương và đặt tên là Mộc Trầm Trà. Ông chia sẻ: “Tìm ra loại trà thích hợp để ướp Trầm là bí quyết quyết định sự thành công của Trà Trầm. Tôi đã phải mất rất nhiều năm thử qua rất nhiều loại trà từ Việt nam, Trung Quốc, Ấn Độ… mới có thể tìm được loại trà thích hợp. Thế mà sau khi tìm ra được Trà thì việc tìm ra cách ướp hương sao cho đượm lại càng khó hơn”.
Mộc Trầm Trà được đóng thủ công dạng bánh, cầu kỳ từ cách thu hái lá trà, lựa chọn Trầm đến công phu sao Trà và đóng gói
Thứ nhất, Trầm dùng ướp trà phải là Trầm tự nhiên hoàn toàn, không thể sử dụng trầm làm từ các phương pháp nhân tạo như vi sinh hay hoá chất độc hại. Ngày nay nguồn trầm trong tự nhiên ngày càng ít đi, trầm hương tự nhiên hàm lượng dầu tốt có giá trị lên tới vài tỷ đồng 1kg.
Thứ 2, người nghệ nhân ướp trà phải chia tỷ lệ sao cho tính dương của Trầm hài hoà với tính âm của trà, đánh giá độ ẩm thích hợp trong khi sao trà để hương này quyện với hương kia cho ra một tổng thể hoàn hảo nhất.
Mở lớp giấy gói bánh Mộc Trầm Trà ngay lập tức nhận ra làn hương thơm ngọt của trầm, mát của trà hoà quyện nhau tạo thành một phức hợp mùi hương hoàn hảo
Điểm đặc biệt không thể sao chép của Mộc Trầm Trà là sự kết hợp hài hoà giữa hương thơm hảo hạng của những mảnh dăm Trầm rừng quý hiếm với dư vị ngọt thanh của những lá trà cổ thụ được thu hái đặc biệt. Hương vị thơm ngon của Mộc Trầm Trà không chỉ nằm ở việc sử dụng nguyên liệu thượng hạng, mà còn ở công phu sao trà độc đáo của nghệ nhân. Những lá trà cổ thụ sau thu hái được sao khô bằng tay để lưu giữ vị ngọt hậu rồi đem ủ trong chum làm dịu bớt vị nồng gắt. Trà sau khi đạt độ ẩm thích hợp thì đem sao trên lửa nhỏ với Trầm thơm ngọt theo tỷ lệ nhất định mà nghệ nhân đã định lượng sau đó mang ủ trên gác bếp, ở nhiệt độ thích hợp, hương Trầm được kích thích bung toả hương thơm sánh quyện cùng lá trà cho ra đời thức hương tuyệt hảo.
Đối với những người đam mê hương đạo, trà đạo như ông Bình, được thưởng thức một ấm Trà Trầm Hương đượm vị cổ truyền như Mộc Trầm Trà cũng có thể coi là một sự viên mãn của các giác quan
Danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông từng khẳng định Trầm hương là dược liệu trân quý trong các bài thuốc Đông Y cổ truyền, có tác dụng “điều khí dưỡng huyết”, tiêu trừ độc tố, hương thơm đặc biệt giúp tịnh tâm an thần, tạo giấc ngủ sâu. Tính ôn, cay cùng vị thơm ngọt dịu, bổ kinh thận, tỳ của trầm hương giúp giáng khí, bổ nguyên dương, làm ấm thận, giảm đau hiệu quả.
Những ngày đại hàn ở miền Bắc Việt Nam, có thể thưởng thức một ấm Mộc Trầm Trà giúp cơ thể ấm lên, cân bằng âm dương trong cơ thể, chống lại hàn khí bên ngoài.