Vào dịp Tết đến, xuân về gia đình nào cũng chuẩn bị dọn dẹp, tân trang lại bàn thờ gia tiên. Đây là nơi linh thiêng để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính và biết ơn với tổ tiên và các vị thần linh. Tuy nhiên làm sao để lau dọn bàn thờ thế nào cho đúng? Nên hay không lau dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp? Hãy cùng Trầm Hương Thiền Việt theo dõi bài viết dưới đây.
1. Thời điểm để lau dọn bàn thờ hợp lý
Theo quan niệm cũ trong dân gian, thời điểm hợp lý nhất để lau dọn bàn thờ gia tiên là sau ngày 23 tháng Chạp, khi đã cúng ông Công ông Táo lên chầu trời. Đây là thời điểm lau dọn mà không sợ làm động chạm hay ảnh hưởng đến việc thờ cúng, cũng như tránh những điều không may. Tuy nhiên, đây là quan niệm này hoàn toàn sai lầm trên thực tế các gia đình vẫn có thể thường xuyên lau dọn bàn thờ chứ không bắt buộc phải sau ngày ông Công ông Táo về chầu trời mới được phép lau dọn bàn thờ. Vào thời điểm gần cuối năm mọi gia đình đều có thể tiến hành lau dọn vào bất cứ ngày nào. Bởi vì bàn thờ là nơi giao tiếp tâm linh giữa hai thế giới âm và dương, nơi hội tụ nhiều nguồn năng lượng tốt cho cả gia đình. Nơi để con cháu bày tỏ sự tưởng nhớ và lòng hiếu kính với tổ tiên và các vị thần linh. Vì vậy việc dọn dẹp bàn thờ là điều nên làm và có thể làm bất cứ thời điểm nào trong năm.
2. Thắp hương xin phép gia tiên trước khi lau dọn bàn thờ
Gia chủ phải tắm gội sạch sẽ trước khi bắt tay vào lau dọn bàn thờ gia tiên. Chuẩn bị một đĩa hoa quả và thắp hương để xin phép ngày hôm đó được lau dọn bàn thờ, mời bậc tiền nhân về ăn Tết với con cháu. Tuy nhiên, bất cứ thành viên trong gia đình cũng có thể lau dọn, nhưng phải tỉ mỉ, cẩn thận tránh làm đổ, vỡ đồ thờ hay làm xê dịch bát hương.
3. Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ
Khi lau dọn bàn thờ, phải lau từ cao đến thấp. Không dùng rượu, hóa chất hoặc cồn để lau các loại đồ thờ bằng đồng nếu không sẽ bị oxi hóa và xỉn màu. Tay phải giữ cố định khi lau bát hương, tránh bị xoay vòng, bởi vì bát hương là nơi hội tụ tâm linh, là sợi dây liên kết giữa hai cõi âm dương. Cho nên không được cố ý di chuyển bát hương bừa bãi, nếu vô tình bị di chuyển trong quá trình dọn dẹp thì phải để lại ngay ở vị trí cũ và sám hối lỗi của mình , rồi lấy khăn sạch lau bằng nước ấm hoặc các loại nước lá bồ đề, rượu gừng…
Làm sạch bụi ở bàn thờ bằng cách tỉa chân hương, tránh tình trạng để nhiều chân hương gây ra bụi bẩn, tuy nhiên cần tìm hiểu cách tỉa chân hương đúng cách. Chú ý thay nước ở các bình hoa và nước cúng, không để tình trạng hoa héo ở trên bàn thờ.
Việc lau dọn bàn thờ gia tiên phải được thực hiện nghiêm túc và thành tâm. Sau khi lau dọn sạch sẽ, gia chủ thắp 3 nén hương và mời tổ tiên cùng thần linh về quy tụ.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “có nên hay không lau dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp?”, hy vọng mọi người sẽ có cái nhìn đúng về việc lau dọn bàn thờ gia tiên và thực hiện lau dọn đúng cách để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, các vị thần linh và mang lại may mắn, bình an cho cả gia đình. Gian thờ là nơi hội tụ tâm linh, trang nghiêm, cần sử dụng loại hương sạch, không hóa chất. Hãy đến với Trầm Hương Thiền Việt để thử nghiệm loại nhang trầm hương sạch, không hóa chất, không phụ gia, được làm từ những nguyên liệu trầm hương tốt nhất Việt Nam. Khi đốt lên thuần mùi linh mộc tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của cả gia đình.
Tham khảo thêm các sản phẩm tâm linh sạch tại:
Website: https://tramhuongthienviet.vn/
Facebook: TRẦM HƯƠNG THIỀN VIỆT
HOTLINE: 0969 77 4444