Theo quan niệm từ xa xưa, thần Tài là vị thần mang đến sự thịnh vượng may mắn và tài lộc cho gia đình. Giới kinh doanh, buôn bán cực kỳ coi trọng thần Tài, nhà nào cũng có ban thờ thần Tài trong nhà. Đặc biệt, vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm, nhà nhà lại nô nức sắm sửa mâm cỗ, lễ vật cúng thần Tài để cầu xin một năm mới an khang thịnh vượng, làm ăn phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn. Vậy cúng thần Tài ông Địa thế nào là chuẩn theo phong tục để gia đình có một năm làm ăn thuận lợi, no đủ? Hãy cùng Trầm Hương Thiền Việt tìm hiểu bài viết dưới đây
1. Lễ vật cúng thần Tài, ông Địa
Gia chủ nên cúng ở địa điểm kinh doanh hoặc nhà riêng, không đặt mâm cúng ngoài cửa, ngoài sân. Khi sắm sửa lễ vật cúng thần Tài ông Địa không cần quá cầu kỳ, bởi theo quan niệm trong dân gian, đồ lễ đơn giản mới được thần Tài chú ý.
Đồ cúng bao gồm: 1 miếng thịt lợn luộc/quay, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc, hoa quả, bánh kẹo, rượu, nước, gạo muối, đèn nến, hoa tươi, giấy tiền vàng mã.
2. Cách bài trí bàn thờ thần Tài, ông Địa
Bàn thờ thần Tài, ông Địa là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng. Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu. Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính hoặc gần cửa chính nhưng tránh lối đi lại để không gây ra ồn ào. Giữa bàn thờ là một bát hương, lưu ý không được dịch chuyển bát hương khi lau dọn vì. khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương có nghĩa là đã bị động bát hương, mọi chuyện sẽ trở nên trục trặc. Hoa tươi đặt bên tay phải, hoa quả bên tay. Thường nên cắm hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa cúc. Hoa quả thì đủ 5 thứ quả xếp thành mâm ngũ quả.
3. Cách thỉnh thần Tài, ông địa (trong trường hợp nhà chưa có tượng thần Tài, ông Địa)
Khi thỉnh tượng thần Tài, ông Địa ngoài cửa hàng về cần gói bọc trong giấy đỏ, lụa vàng hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa trì trú và chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị thần Tài, ông Địa.
Khi bát hương và tượng mang từ chùa về nhà dùng nước lá bưởi hoặc rượu pha với nước để tắm tượng và đặt lên bàn thờ, sắp lễ cúng khấn. Khi thỉnh thần Tài, ông Địa nên chọn tượng thần Tài, ông Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, mắt nhìn thẳng hoặc nhìn lên không nhìn xuống dưới. Tượng sáng bóng, không nứt, vỡ và toát lên vẻ phú quý. Tượng thần Tài, ông Địa không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.
4. Những lưu ý khi cúng thần Tài
Khi cúng phải thành tâm, không ăn mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách. Không nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng. Khi thờ cúng, nên dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng đèn nhấp nháy và bóng điện vì sẽ tạo ra trường khí xấu, làm ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng. Khi cúng xong gạo, muối cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài. Vàng mã đốt ở ngoài, rượu/nước đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào nhà. Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài.
Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành, phúc đức và số phận của gia chủ. Bởi vậy, lễ vật có thể đơn giản nhưng phải thành tâm khi cúng thần Tài ông Địa. Để đưa những khẩn cầu và lòng thành đến thần Tài, ông Địa phải chọn loại nhang trầm hương sạch, có mùi thơm thuần mộc. Hãy đến với Trầm Hương Thiền Việt để trải nghiệm loại hương được sản xuất từ những nguyên liệu Trầm hương tốt nhất Việt Nam. Không hóa chất, không phụ gia, nhang đốt lên thuần mùi mộc, an toàn cho gia đình.
Tham khảo thêm các sản phẩm tâm linh sạch tại:
Website: Tramhuongthienviet.vn
Fanpage: Trầm Hương Thiền Việt
Hotline mua hàng: 0969 77 4444