Hướng dẫn chuẩn bị cúng tất niên cuối năm đầy đủ, chuẩn phong tục

Vào những ngày cuối năm, nhà nhà đều dọn dẹp, sửa sang lại nhà cửa, sắm sửa đồ đạc, bày mâm ngũ quả… trước thềm năm mới. Chiều tối 30 Tết, người ta thường sắm sửa lễ để cúng Tất niên, đây là một nghi lễ truyền thống quan trọng đã có từ lâu đời trong văn hóa dân gian của người Việt để chia tay năm cũ, chuẩn bị đón năm mới. Cùng Trầm Hương Thiền Việt tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu ý nghĩa của lễ cúng Tất niên cuối năm, cách chuẩn bị lễ và cúng thế nào là chuẩn theo phong tục.

1. Ý nghĩa của lễ cúng Tất niên cuối năm

Theo phong tục tập quán của người Việt ta, cúng Tất niên là nghi lễ tâm linh nhằm kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới được tiến hành vào lúc chiều tối ngày 30 tháng Chạp. Đây là cũng có thể hiểu là một buổi tiệc liên hoan cuối năm của gia đình. Cả gia đình cùng nhau ăn bữa cơm sum vầy, đoàn tụ sau một năm học tập và lao động để bước sang năm mới. Hiện nay do công việc, điều kiện mà nhiều gia đình đã chọn làm lễ cúng Tất niên sớm hơn một vài ngày so với ngày chính thức là ngày 30 tháng Chạp đối với năm đủ hoặc 29 tháng Chạp đối với năm thiếu. Cúng tất niên là một phần nghi thức không thể thiếu trong nghi lễ cúng Tết Nguyên đán, Tết cổ truyền của dân tộc.

2. Cách sắp lễ cúng Tất niên

Mâm cúng Tất niên hay chính là bữa cơm ngày cuối năm được chuẩn bị thịnh soạn và đầy đủ hơn ngày thường. Tùy theo phong tục tập quán khác nhau của 3 miền Bắc, Trung, Nam mà cách chuẩn bị cũng khác. Tuy nhiên mâm cỗ cúng thường thấy không nặng về vật chất mà tùy theo điều kiện, hoàn cảnh gia đình bao gồm:

mam-cung-tat-nien

– Gà trống tơ luộc

– Bánh chưng

– Xôi (xôi gấc, xôi trắng…)

– Chè kho

– Chả nướng/chả mực

– Giò lụa/giò xào

– Tôm chiên

– Miến nấu lòng gà/miến xào

– Canh măng

– Mâm ngũ quả

– Món xào chay

– Vàng mã

– Trầu cau

– Rượu/trà

– Bánh kẹo

– Nước lọc

– Hương, nến.

3. Một số lưu ý khi làm lễ cúng Tất niên cuối năm

Mỗi gia đình có cách bài trí mâm lễ cúng khác nhau, tuy nhiên, trên bàn thờ gia tiên chỉ để mâm ngũ quả, vàng mã. Mâm cỗ mặn đặt ở một chiếc bàn nhỏ ở bên dưới. Lưu ý, mâm ngũ quả phải là những loại quả tươi ngon, thông dụng, đẹp mắt (bưởi, dưa hấu, quýt, táo, nho…) và không được đặt chính giữa, phải đặt ở bên phải hoặc trái bàn thờ gia tiên. Hoa phải là hoa tươi, không được cúng hoa giả, người ta thường chọn những loại hoa như hoa ly, hoa lay-ơn… Vàng mã chỉ chuẩn bị đủ, không cần chuẩn bị quá nhiều.

Lễ cúng Tất niên là dịp để cả gia đình quây quần, sum họp nói về những điều đã làm được trong năm cũ, những dự định trong năm mới. Ngoài việc chuẩn bị chu đáo mâm lễ, mâm ngũ quả thì hơn cả cần chú đến việc hương khói. Hương khói tạo nên bầu không khí ấm áp, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của cả gia đình. Vì vậy, gia chủ nên sử dụng những loại hương sạch, khi đốt lên thuần mùi linh mộc tự nhiên. Hãy đến với Trầm Hương Thiền Việt để trải nghiệm sản phẩm hương trầm được sản xuất từ những nguyên liệu Trầm hương tốt nhất Việt Nam: bột trầm hương sạch và nguyên chất từ cây dó bầu Quảng Nam, kết dính bởi keo của cây bời lời và tăm tre mộc. Không hóa chất, không phụ gia, nhang trầm đốt lên thuần mùi mộc, an toàn cho gia đình.

tram-huong-thien-viet

Tham khảo thêm các sản phẩm tâm linh sạch tại:

Website: Tramhuongthienviet.vn

Fanpage: Trầm Hương Thiền Việt

Hotline mua hàng: 0969 77 4444

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button