Cúng ông Công ông Táo là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong dịp Tết cổ truyền dân tộc, gắn bó lâu đời với tín ngưỡng của người Việt từ nông thôn đến thành thị. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, gia đình nào cũng dọn dẹp bếp núc, sắm sửa lễ cúng, tân trang nhà cửa thắp hương ông Công ông Táo để tiễn các vị về chầu trời. Đây cũng là lúc diễn ra các hoạt động chuẩn bị trước thềm năm mới. Hãy cùng Trầm Hương Thiền Việt tìm hiểu đôi điều về lễ cúng ông Công ông Táo để có những ứng xử tâm linh phù hợp với lễ nghi quan trọng này.
1. Ý nghĩa lễ cúng ông Công ông Táo
Tục cúng Táo quân là lễ cúng truyề thống mang ý nghĩa về mặt tâm linh rất quan trọng cùng với tính giáo dục cao. Niềm tin về sự tồn tại của vị thần bếp, cai quản mọi việc về nền nếp, gia phong của gia đình hướng con người tới lối sống trung thực, ngay thẳng, tránh làm điều ác. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau những ngày cuối năm, đồng thời cũng để bày tỏ lòng thành kính của gia đình đối với các vị thần đã cai quản gia đình trong năm vừa qua.
2. Lễ vật cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Tùy theo phong tục, tập quán mà mỗi nơi có một cách chuẩn bị lễ vật khác nhau. Một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thông thường có rất nhiều món. Trong đó, có các món cơ bản như: Gà trống luộc, bánh chưng, gạo, muối, thịt vai lợn luộc, canh măng/canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, xôi chè, hoa quả, rượu/trà, bưởi, trầu cau, hoa tươi, vàng mã…
Lễ vật không thể thiếu là cá chép, thường sẽ chuẩn bị 3 con cá chép đỏ dâng ông Công ông Táo làm phương tiện đi lại. Lưu ý chọn những chú cá khỏe mạnh, khi chạm nhẹ tay vào mặt nước thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh.Tục lệ phóng sinh cá chép mang ý nghĩa văn hóa quý báu, thể hiện tinh thần nhân đạo của người Việt. Sau khi làm lễ xong xuôi, mang cá ra sông hoặc hồ/suối để thả.
3. Nên cúng ông Công ông Táo trong nhà hay ngoài trời?
Trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu gia đình có ban thờ ông Công ông Táo (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Còn nếu không có ban thờ riêng thì thắp hương ông Công ông Táo ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, bàn thờ là nơi trang nghiêm, để giao tiếp giữa hai thế giới âm và dương, giữa người dương và người âm.
Khi cúng ông Công, ông Táo đa phần các gia chủ không nên cầu xin giàu sang, no đủ mà nên xin Táo công bẩm báo điều tốt, điều hay, bớt nói điều không hay cho gia đình. Đây là nghi lễ quan trọng trước thềm năm mới, vì vậy cần phải được tiến hành trọng thể, cẩn thận. Để tạo không khí tâm linh trang nghiêm, thành kính, cần phải sử dụng những loại nhang sạch, có mùi thơm thuần mộc. Sản phẩm nhang trầm của Trầm hương Thiền Việt được sản xuất từ những nguyên liệu Trầm hương tốt nhất Việt Nam, không hóa chất, không phụ gia, nhang đốt lên thuần mùi mộc, an toàn cho gia đình và môi trường.
Tham khảo thêm các sản phẩm tâm linh sạch tại:
Website: Tramhuongthienviet.vn
Fanpage: Trầm Hương Thiền Việt
Hotline mua hàng: 0969 77 4444